Bấm huyệt chữa đau răng mà không cần đến bác sĩ

Ngày đăng 21/04/2020 13:53

Nếu ai đã từng bị nhức răng thì chắc đã biết rõ sự khổ sở của bệnh này. Đau nhức răng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và thậm chí suy nhược cơ thể nếu kéo dài vì không thể ăn uống bình thường.

Bấm huyệt chữa đau răng mà không cần đến bác sĩ

bam-huyet-chua-dau-rang-ma-khong-can-den-bac-si

Nguyên nhân của nhức răng theo Đông y là do răng bị sâu vì vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập làm răng bị tổn thương; do thói quen ăn nhiều các chất cay, nóng gọi là phong nhiệt; và đau nhức răng còn do hư hỏa, tức là khí nóng bốc lên do thận yếu vì thận là tạng phủ trong cơ thể có liên quan đến răng.

Nếu bị đau răng do nóng thì hiện tượng dễ nhận biết là chân răng sẽ bị sưng tấy, đỏ lên; kèm theo khô miệng, đắng miệng, chán ăn, táo bón, phân cứng…

bam-huyet-chua-dau-rang-ma-khong-can-den-bac-si-1

Theo các nghiên cứu, đau răng còn do nhiều nguyên nhân đáng kể khác liên quan đến răng miệng như viêm tủy, viêm lợi, viêm vùng chân răng… Nếu đau răng do viêm tủy thì khi cơn đau cấp tính xuất hiện thường rất dữ dội; còn đau do vùng lợi thường là cơn đau âm ỉ và kéo dài.

Massage bấm huyệt là liệu pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh theo Đông y hiệu quả được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Bởi phương pháp này không lo có tác dụng phụ vì chỉ tác động bằng các động tác vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường hoạt động của các cơ quan, bộ phận…
Đối với bệnh nhức răng, đông y có những bài massage bấm huyệt được cho là có công dụng giảm đau cấp tốc và lâu dài. Cụ thể là các huyệt vị sau đây:

bam-huyet-chua-dau-rang-ma-khong-can-den-bac-si-2

-    Huyệt Hợp cốc: Vị trí huyệt này nằm ở chỗ lõm của hình tam giác được tạo ra giữa ngón tay chỏ và ngón tay cái. Huyệt vị này còn được coi là huyệt của khuôn mặt vì có liên quan mật thiết với các bộ phận trên gương mặt, trong đó có hàm răng.

Huyệt Hợp cốc có công dụng thần kỳ trong ngăn ngừa và  điều trị nhức răng, viêm lợi. Hãy day ấn huyệt này khoảng 5 giây, giữ yên trong 1-2 giây rồi thả tay ra. Sau đó lặp lại từ 5-7 lần. 

bam-huyet-chua-dau-rang-ma-khong-can-den-bac-si-3

-    Huyệt Giáp xa: Vị trí của huyệt nằm giữa má và quai hàm; khi bạn nhai thì có vết lõm ở điểm này và đó chính là huyệt Giáp xa. Công dụng của huyệt này là giảm đau nhức vùng chân răng. Bên cạnh đó, thường xuyên massage bấm huyệt này còn giảm viêm đau tuyến giáp, điều trị méo mặt, lác mắt, lệch miệng hiệu quả.
Cách bấm huyệt là ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, dùng các đầu ngón tay day ấn huyệt từ 1-3 phút. Có thể làm nhiều lần trong ngày để nhanh chóng giảm cảm giác đau nhức răng.

-    Huyệt Hạ quan: huyệt nằm ở dưới xương gò má, phía trước tai, khi ngậm miệng lại sẽ có vết lõm chính là huyệt này. Dùng ngón chỏ và ngón giữa áp vào huyệt rồi day theo hình vòng tròn từ 1-3 phút sẽ giảm đau nhức răng đáng kể.

bam-huyet-chua-dau-rang-ma-khong-can-den-bac-si-4

Kết hợp với phương pháp massage bấm huyệt trị nhức răng trên đây, các bạn cũng nên lưu ý hạn chế các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích; nên ăn uống các thực phẩm có tính chất thanh nhiệt, bổ thận và chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách.

Để massage, ngoài sử dụng tay, đến các trung tâm trị liệu, các bạn cũng có thể sử dụng máy massage hoặc ghế massage trong đời sống hàng ngày, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong thư giãn và chăm sóc sức khỏe.

 

Tags : Nguyên nhân bệnh viêm dạ dày – tá tràngBáo động tình trạng sức khỏe xương khớp ở dân văn phòng.