Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ, là hiện tượng bất cứ ai cũng từng gặp. Có những người thỉnh thoảng mới bị nhưng cũng có người thường xuyên bị chuột rút. Hiện tượng chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể; thông thường nhất là chuột rút ở bắp chân, ngón chân, hoặc chuột rút ở bắp tay, bàn tay, ở lưng…
Nguyên nhân và cách trị chuột rút ngon chân bằng bấm huyệt
Chuột rút là hiện tượng đột nhiên bạn bị đau dữ dội đến toát mồ hôi ở cơ bắp khiến không thể tiếp tục cử động được. Vì vậy, mặc dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng chuột rút bất chợt xảy ra khi bạn đang bơi, đang lái xe…thì hậu quả lại rất khó lường.
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì nguyên nhân gây ra chuột rút chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng. Đó là khi cơ thể bạn không đủ nước; hoặc thiếu các dưỡng chất cần thiết như canxi, kali, magie…
Ngoài ra, với hiện tượng chuột rút ở ngón chân còn có nguyên nhân là do người bị đi đôi giày chật khiến các ngón chân không được thoải mái; hoặc chị em phụ nữ hay đi giày gót nhọn, giày cao gót…cũng dễ bị chuột rút vì các cơ bàn chân bị chèn ép, phải chịu áp lực.
Một nguyên nhân gây ra chuột rút thường gặp nữa là khi cơ thể bước vào một quá trình vân động với cường độ và tốc độ cao hơn bình thường nhưng không được khởi động kỹ càng. Ví dụ trước khi bạn luyện tập thể dục thể thao nhưng bỏ qua bài khởi động mà bắt đầu thực hiện ngay bài tập cũng sẽ bị chuột rút vì cơ bắp chưa sẵn sàng.
Đó là lý do tại sao các chuyên gia thường khuyến cáo hãy khởi động thật kỹ từ 10-15 phút trước khi bắt đầu tất cả các bài tập thể dục hay trước khi luyện tập, thi đấu.
Khi bị chuột rút ngón chân, các bạn hãy áp dụng một số cách để nhanh chóng giảm đau, phục hồi cơ bắp như sau:
- Massage xoa bóp: hãy dùng tay massage, xoa bóp khu vực bị chuột rút để làm mềm cơ, giải tỏa co cứng cơ; massage cho đến khi vùng da, cơ ở đây ấm lên và cơn đau từ từ thuyên giảm.
Kết hợp day ấn, bấm huyệt Thừa sơn ở phía sau bắp chân để khí huyết lưu thông, cơ bắp chân được thả lỏng, thư giãn sẽ lan tỏa và tác động làm giảm tình trạng chuột rút ở bàn chân và ngón chân.
- Kéo căng ngón chân: Động tác này có thể sẽ gây đau hơn vì các ngón chân bị chuột rút đang đau sẵn, nhưng lại có hiệu quả tức thì giảm hiện tượng chuột rút nhanh chóng.
Hãy nắm lấy các ngón chân và bàn chân rồi kéo căng ngược về phía sau hết cỡ, cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi và các ngón chân trở lại bình thường.
- Làm ấm chân: Chườm nóng để làm ấm chân và các ngón chân cũng có tác dụng giảm đau và hết chuột rút nhanh chóng. Các bạn có thể lấy túi chườm hoặc chai nước nóng áp vào để làm khu vực bị chuột rút ấm lên, hoặc ngâm chân trong nước ấm cũng rất hiệu quả.
Hàng ngày, việc sử dụng máy massage chân hoặc ghế massage toàn thân giúp tăng cường tuần hoàn máu cũng sẽ giúp bạn giảm tình trạng chuột rút.
Tóm lại, các bạn nên chú ý ngăn ngừa tình trạng chuột rút, nhất là khi đi bơi không đột ngột nhúng chân xuống nước lạnh; khởi động kỹ trước khi tập luyệnvới máy chạy bộ giàn tạ đa năng; ăn đủ chất, uống đủ nước.
Tags : Cách xử lý khi bị chuột rút mà bạn nên biết?, Bạn đã biết cách chống chuột rút khi đang chạy bộ?.