Ngày nay, vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến trong phục hồi chức năng cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, trở về với cuộc sống bình thường.
Vật lý trị liệu đặc biệt hiệu quả với các bệnh lý liên quan tới cơ – xương – khớp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về các hình thức vật lý trị liệu phục hồi xương khớp. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết nhé.
Vật lý trị liệu là gì? Khi nào cần áp dụng?
Vật lý trị liệu (Physical Therapy) được xem là một nhánh của Y học Phục hồi chức năng. Nó có vai trò cải thiện và phục hồi lại các chức năng vận động của cơ thể, giúp người bệnh giảm đau hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
Phương pháp này được khuyến khích cho các trường hợp như:
- Có tổn thương về thần kinh – cơ như chấn thương não, bại não, tổn thương tủy, đột quỵ.
- Người mắc bệnh cơ – xương – khớp, điển hình là gãy xương, thoái hóa cột sống, gai đốt sống, cong vẹo cột sống, các tổn thương dây chằng.
- Có các vấn đề liên quan tới đường hô hấp như viêm phổi, hen phế quản, tắc nghẽn phổi.
- Bệnh lý bấm sinh như viêm màng não, trí não chậm phát triển.
- Người bệnh sau phẫu thuật, lúc này một số bộ phận ở trên cơ thể không thể hoạt động một cách bình thường. Việc áp dụng vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng thêm sức mạnh cơ bắp.
Các hình thức vật lý trị liệu giúp phục hồi xương khớp
Vật lý trị liệu được chia thành các biện pháp chủ động và thụ động.
Vật lý trị liệu chủ động
Vật lý trị liệu chủ động bao gồm các bài tập vận động như kéo giãn cơ, tập cải thiện cơ bắp, vận động có sử dụng dụng cụ hỗ trợ, tập vận động ở dưới nước. Một số dụng cụ hỗ trợ có thể được sử dụng như: Máy tập đi bộ, xe đạp tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1…
Các bài tập chủ động giúp tăng tuần hoàn máu, gia tăng sức mạnh cơ bắp, duy trình linh hoạt cho hệ thống xương khớp.
Ở bình diện lớn hơn thì vật lý trị liệu chủ động còn bao gồm các hình thức giáo dục, đào tạo cách phòng ngừa chấn thương, hỗ trợ bệnh nhân sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển như nạng hoặc xe lăn, hoặc cách thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày (dành cho đối tượng bị bại não).
Vật lý trị liệu bị động
Vật lý trị liệu theo hình thức bị động không cần người bệnh phải tăng cường hoạt động thể chất. Thay vào đó các chuyên gia sử dụng các loại máy móc hiện đại để tác động vào cơ thể nhằm đạt được các mục tiêu như: Giải phóng các rễ thần kinh đang bị chèn ép; Tái tại lại các mô bị tổn thương; Giảm áp lực lên cột sống.
Các biện pháp vật lý trị liệu bị động phổ biến hiện nay gồm: Sử dụng nhiệt, sóng âm, kích thích bằng dòng điện, điều trị bằng siêu âm, ánh sáng trị liệu, xoa bóp các khớp.
Nguồn: Khắc phục đau xương khớp với máy tập phục hồi chức năng tay chân: https://www.thethaodaiviet.vn/gian-ta-tap-the-hinh.html