Bà bầu bị đau xương sườn và cách xử lý

Ngày đăng 26/11/2021 09:24

Trong thời kì mang thai, cơ thể người mẹ thường rất nhạy cảm và phải cẩn thận với mọi biến đổi của cơ thể để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cả người mẹ và thai nhi. Với một số trường hợp người mẹ do thai nhi phát triển hoặc do những biến đổi của cơ thể trong thai kì mà sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức ở xương sườn. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng này, ta cần tìm hiểu đúng nguyên nhân bệnh và chữa trị đúng cách. Phương pháp an toàn nhất đó chính là đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.

ba-bau-bi-dau-xuong-suon-va-cach-xu-ly

Bà bầu bị đau xương sườn và cách xử lý

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau nhức xương sườn là do kích thước thai nhi phát triển dẫn đến sự chèn ép lên các cơ quan xung quanh, từ đó dẫn đến cảm giác đau nhức. Những cơn đau này thường xuyên xuất hiện trong thời gian 3 tháng cuối thai kì khi kích thước thai nhi đã lớn, hoặc đôi khi người mẹ trong thời gian 3 tháng giữa thai kì cũng có thể có tình trạng này. Mức độ đau do sự chèn ép của thai nhi thường từ nhẹ đến trung bình, đây là mức độ người mẹ vẫn có thể chịu đựng được. Tuy nhiên nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, ta cần đến bệnh viện để được hướng dẫn chi tiết cách giảm đau.

ba-bau-bi-dau-xuong-suon-va-cach-xu-ly-1

Cuối giai đoạn hai của thai kì, thai nhi có thể có sự thay đổi về vị trí đảo lộn hướng đầu xuống dưới và hướng chân lên trên. Khi này bàn chân sẽ hướng về phía xương sườn, do đó khi thai nhi cử động có thể gây nên cảm giác đau nhức ở xương sườn hoặc lồng ngực. Trong quá trình này, cơ thể người mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến đau nhức ở những khu vực xung quanh.

Dây chằng tròn là cặp dây mô nối từ phần háng đến trước tử cung, vì vậy khi phần tử cung phát triển lớn hơn, dây chằng này cũng sẽ bị căng ra, gây nên cảm giác đau nhói khi thực hiện các hoạt động nhất định. Cơn đau do dây chằng tròn có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong thời gian mang thai, thường xuất hiện ở phần xương chậu, với một số trường hợp thai phụ có thể cảm nhận cơn đau cả ở dưới xương sườn và vùng thắt lưng.

ba-bau-bi-dau-xuong-suon-va-cach-xu-ly-2

Với phụ nữ có thai, khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu là khá cao, đặc biệt là vào thười kì 3 tháng cuối cùng. Sự áp lực từ thai nhi và những thai đổi trong đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ có thai. Đi kèm với cảm giác đau nhức còn có thể có những biểu hiện như nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, thậm chí là sốt.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, có rất nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây nên đau nhức cho người mẹ như táo bón, tiền sản giật, sỏi mật, trào ngược thực quản,…. Để xác định chính xác nguyên nhân bệnh, việc đi khám tại bệnh viện là hết sức cần thiết. Nên tuân theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ. Với một số trường hợp, người mẹ cần được phẫu thật sau thai kì để đảm bảo an toàn sức khỏe.

ba-bau-bi-dau-xuong-suon-va-cach-xu-ly-3

Một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà bao gồm giữ lưng thảng, ngực mở, không nên mặc áo ngực siết chặt, không nên đi giày cao gót, tập thể dục thường xuyên và hợp lí, chườm ấm lên khu vực bị đau giúp cơ thể thêm dễ chịu, tắm nước ấm hoặc thực hiện massage hai bên sườn.