Chấn thương giãn dây chằng là một trong những chấn thương rất thường gặp khi ta luyện tập chơi thể thao hoặc thậm chí khi thực hiện những hoạt động hàng ngày. Nếu không điều trị kịp thời, chấn thương này có thể phát triển và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như đứt dây chằng, viêm dây chằng,... có thể gây đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Bài tập giúp phục hồi giãn dây chằng
Trên cơ thể con người có tồn tại đến hàng trăm loại dây chằng với kích thước, vị trí và nhiệm vụ khác nhau. Các dây chằng sẽ bao quanh các khớp để các khớp được liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời giúp bảo vệ các đầu khớp.
Tình trạng giãn dây chằng thường xuyên gặp phải ở những vị trí như đầu gối, cột sống, thắt lưng,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn dây chằng đó là do phần dây chằng bị kéo dãn quá mức khi người bệnh thực hiện hoạt động hàng ngày, vận động sai tư thế, cơ thể bị va chạm mạnh từ bên ngoài dẫn đến những tổn thương lên các vị trí dây chằng. Bên cạnh cảm giác đau nhức, người bệnh cũng có thể cảm thấy vị trí bị chấn thương bị sưng to lên, dẫn đến rất nhiều khó khăn và đau đớn khi thực hiện các vận động hàng ngày.
Khi bị giãn dây chằng, người bệnh nên hạn chế hoạt động và để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế tạo áp lực lên phần dây chằng. Tuy nhiên nếu ngồi im một chỗ trong thời gian dài có thể khiến máu ứ đọng dẫn đến chèn ép lên dây chằng, vì vậy việc thực hiện một số bài luyện tập đơn giản có thể giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường độ dẻo dai của dây chằng và các đầu khớp.
Bài tập đầu tiên là bài tập duỗi gối thụ động. Người bệnh kê gót chân của chân bị giãn dây chằng lên một chiếc gối hoặc một chiếc chăn. Dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống đến khi đầu gối duỗi thẳng ra, giữ nguyên vị trí này trong khoảng từ 5 – 6 giây, sau đó kéo đầu gối lên và thả lỏng. Tiếp tục thực hiện bài tập trong 5 phút.
Tiếp theo ta duỗi thẳng hai chân, dưới phần cơ tứ đầu lót một chiếc chăn mỏng, sau đó gồng cơ lển và nâng toàn bộ phần chân lên khỏi giường. Thực hiện lặp lại đọng tác này từ 5 – 8 lần mỗi ngày.
Khi luyện tập các bài tập phục hồi giãn dây chằng, việc tập luyện bắp chân là rất cần thiết. Khi cảm thấy phần giãn dây chằng đã đỡ đau, ta có thể thực hiện đi bộ chậm rãi và nhẹ nhàng.
Bài tập tiếp theo người bệnh nằm ngửa trên giường, chân duỗi thẳng. Tiếp theo ta gồng nhẹ phần cơ phía sau đùi và ấn gót chân xuống giường. Giữ nguyên tư thế ấn gót chân trong khoảng 6 giây, sau đó thả lỏng và tiếp tục thực hiện từ 8 – 12 lần.
Tình trạng giãn dây chằng sẽ có từng mức độ chấn thương khác nhau, tuy nhiên đều sẽ có hiện tượng phần khớp bị sưng lên. Vì vậy nếu trong tuần đầu tiên phần khớp không bị sưng quá nhiều, ta có thể áp dụng phương pháp nghỉ ngơi, nâng cao chân và chườm lạnh để giảm đau và giảm viêm. Đến những tuần kế tiếp có thể thực hiện tập luyện phục hồi. Nếu như tình trạng đau nhức và sưng tấy không giảm, ta cần đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.
Trong cuộc sống hàng ngày các bạn nên thường xuyên vận động phù hợp, massage và sử dụng ghế massage để giúp cho các dây chằng dẻo dai hơn !